Như chúng ta đã tìm hiểu, thuyền hơi là chiếc thuyền có rất nhiều công năng và được sử dụng ngày một phổ biến hơn so với các loại thuyền chất liệu khác. Để sử dụng được thuyền hơi, ngoài kỹ năng chèo lái thuyền, bạn cũng cần có kỹ năng sử dụng động cơ thủy gắn ngoài. Điều này buộc các bạn dành thời gian tham gia các khóa tập huấn, hoặc thực hành lái thuyền hơi dưới sự hướng dẫn của những người có chuyên môn. Sau đây là những bước thực hành lái thuyền hơi có động cơ thủy gắn ngoài cơ bản cần lưu ý:
Lựa chọn động cơ thủy gắn ngoài phù hợp với loại thuyền
Để hữu ích khi sử dụng với mục đích cứu nạn, cứu hộ hay phải di chuyển một quãng đường dài thì thuyền hơi thuyền bơm hơi không thể thiếu động cơ thủy gắn ngoài. Với động cơ thủy gắn ngoài thuyền hơi có thể di chuyển trên mặt nước với vận tốc tối thiểu 25km/h, vận tốc tối đa đạt trên 100km/h.
Mỗi loại thuyền hơi sẽ phù hợp với công suất động cơ khác nhau. Hiện trên thị trường cũng có nhiều loại động cơ thủy gắn ngoài khác nhau dành cho thuyền hơi , những loại động cơ thường sử dụng là động cơ của các hãng: Hyundai, Mercury, Yamaha, Hangai,.....Đây đều là những dòng động cơ được đánh giá có nhiều đổi mới giúp chạy êm, ít ồn, ổn định, bền và tiết kiệm nhiên liệu.
Thực hành lắp động cơ thuỷ gắn ngoài
Lắp động cơ thủy gắn ngoài có thể được thực hiện dưới nước hoặc trên bờ tùy theo điều kiện địa hình. Với những nơi nước sâu, có nhiều bùn thì nên gắn máy từ trên bờ rồi đẩy thuyền xuống nước. Ngược lại với những địa hình nước nông, nhiều đá, sỏi thì nên lắp máy dưới mép nước.
Nên ben máy và chốt ben trước khi lắp động cơ lên mép thuyền, nếu không ben máy khi lắp sẽ khó đặt khe gá động cơ vào vách thuyền hơn.
Khi lắp động cơ lưu ý nên đặt động cơ ở vị trí chính giữa thuyền theo chiều ngang. Sau khi động cơ đã được đặt đúng vị trí cần, siết chặt gá động cơ vào tấm để (Nên sử dụng tấm đế gá động cơ trên vách thuyền bằng chất liệu hợp kim hoặc nhôm. Nếu sử dụng nhựa rất dễ bị trượt khi chạy máy cần hết sức cẩn thận và kiểm tra thường xuyên tránh động cơ bị tuột khỏi thuyền)
Sau khi máy đã lắp xong, đẩy thuyền ra vị trí nước sâu hơn để hạ ben máy, khóa ben máy .
Chiều sâu của chân vịt khi lắp động cơ thủy gắn ngoài nên đặt thấp hơn đáy thuyền chừng 25cm là thích hợp nhất
Sau khi lắp xong, neo buộc động cơ vào vách thuyền bằng dây chắc chắn
Khởi động động cơ thuỷ gắn ngoài
Chuẩn bị khởi động cho động cơ bằng cách lắp dây xăng. Khi lắp dây xăng lưu ý lắp theo chiều mũi tên về phía máy để xăng được bơm lên máy và không bị tràn xăng
Động cơ thủy gắn ngoài sử dụng loại xăng pha nhớt, nên cần kiểm tra đúng loại xăng, đổ xăng đầy bình nhiên liệu, lắc cho đều. Mở van thông hơi trên nắp bình 2 vòng ngược so với chiều kim đồng hồ.
Về số Move và đặt tay ga về vị trí khởi động
Giật dây nổ bằng cách kéo mạnh để khởi động động cơ. Sau khi động cơ đã nổ thì thả nhẹ dây giật nổ về vị trí ban đầu, giảm tay ga và đóng le gió.
Thắt dây an toàn, mặc áo phao phòng hộ, bắt đầu chạy thử một để chắc chắn thuyền và máy đều hoạt động tốt, sau đó mới đón khách hoặc bắt đầu cuộc hành trình.
Kỹ thuật vận hành động cơ thủy gắn ngoài
Người ngồi lái thuyền thường ngồi phía bên phải tại thanh ngồi sau và cầm cần lái bằng tay trái.
Hộp số động cơ thủy gắn ngoài gồm 3 nấc: Tiến, lùi và số move, mỗi lần chuyển số để ga nhỏ, chuyển hướng bằng cần lái, khi cần tăng ga sẽ điều khiển tăng theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ. Để chuyển hướng thuận lợi người điều khiển động cơ cần giảm ga dần dần, tránh giảm ga và chuyển hướng đột ngột dễ gây giật thuyền, thậm chí lật thuyền.
Động cơ thủy có nhiều mức công suất khác nhau. Với mỗi loại động cơ sẽ quy định mức tải trọng khác nhau do đó, để thuyền chạy với vận tốc đúng chuẩn, người lái thuyền cân nhắc mức tải trọng hợp lý theo công suất động cơ và loại thuyền
Ngoài ra, để vận hành động cơ và lái thuyền tốt, người lái thuyền cần nắm vững những nguyên lý an toàn cần thiết, trang bị đầy đủ dụng cụ an toàn cho mình và những người ngồi trên thuyền
Những nguyên lý an toàn cần thiết khi chạy thuyền hơi có động cơ:
Trước khi lái thuyền cần kiểm tra kỹ lại toàn bộ thuyền hơi, máy, động cơ, dây cứu hộ, phao,...
Trong quá trình chạy thuyền, cả người lái thuyền và những người ngồi trên thuyền đều không được hút thuốc, không đứng dậy đột ngột hoặc nhảy xuống nước.
Người lái thuyền trong tình trạng sức khỏe tốt, luôn tập trung để có thể quan sát đường đi của thuyền hơi không đụng phải những tàu thuyền, người bơi lội hay gặp phải những chướng ngại vật.
Tránh chạy thuyền hơi gắn máy trong khu vực dành riêng cho bơi lội, khu vực bãi tắm dân sinh, khu nuôi trồng thủy sản,...
Tốc độ của thuyền hơi khi gắn động cơ thủy gắn ngoài có thể chạy với vận tốc từ 25km - 100km/h tùy theo công suất động cơ. Khi xuôi gió, xuôi sóng vận tốc sẽ cao hơn, di chuyển dễ dàng hơn khi ngược dòng.
Khi chạy thuyền chở người, hàng hóa với quãng đường dài, người lái xuồng nhất thiết phải là người lái thuyền thuần thục đặc biệt là việc cặp bến để đảm bảo sự êm ái, an toàn cần thiết cho người và hàng hóa. ( Tránh cập bến tại những điểm không thuận như : có cọc, ghềnh đá, đinh vít, sắt, cành cây, cây bụi,...)
Trong quá trình chạy luôn kiểm tra bơm nước, làm mát động cơ
Tắt động cơ bằng cách bấm và giữ nút đỏ hoặc giật dây ngắt máy
Nguyên tắc cứu hộ với xuồng bơm hơi là chạy thuyền xuôi dòng theo hình số 8 hoặc quay vòng tròn nếu ngược dòng
Trên đây là những bước hết sức cơ bản của kỹ thuật chạy thuyền hơi gắn động cơ. Thực hiện đúng và đầy đủ những bước trên là yêu cầu cần thiết để đảm bảo cho bạn có những chuyến đi an toàn. Đồng thời, đây cũng là cách để giúp tăng tuổi thọ động cơ và thuyền hơi một cách tối đa.
Các bạn cần thêm bất cứ thông tin thêm về cách sử dụng thuyền hơi, cách vận hành động cơ thủy gắn ngoài. Bạn cần tìm mua thuyền hơi chính hãng, động cơ thuỷ gắn ngoài tốt đều có thể tìm thấy tại Mắt Biển Việt
Công ty CP MẮT BIỂN VIỆT
Địa chỉ: 48 Trần Vĩ - Mai Dịch - Hà Nội
Email: trungtu506@gmail.com
Hoặc gọi điện thoại trực tiếp tới số điện thoại Hotline 0902232383 (Mr Tú)
Website: https://matbienviet.com
Nhân viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng túc trực để giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.