Những kỹ thuật vận hành thuyền hơi gắn động cơ an toàn đúng cách
Hiện nay, thuyền hơi không chỉ được sử dụng làm phương tiện chung của cơ quan cứu hộ, hay đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải, du lịch. Nhiều cá nhân có mong muốn sở hữu riêng chiếc thuyền phao cho mình. Thuyền phao, cũng giống như các phương tiện đi lại khác, cần có những hiểu biết nhất định để sử dụng thuyền phao an toàn đúng cách. Mắt Biển Việt sẽ cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé:
1, Kỹ thuật lắp thuyền hơi đúng cách
Thuyền hơi thường được gấp gọn và cất trong túi, thùng kín để dễ dàng bảo quản và di chuyển, chính vì thế, trước mỗi lần sử dụng cần bơm đầy hơi và lắp máy ( với loại thuyền hơi chạy bằng động cơ).
Lắp đặt và bơm hơi thân thuyền hơi
Trước tiên, hãy lấy thuyền hơi ra khỏi túi bảo quản, tìm 1 vị trí rộng hơn kích thước của chiếc thuyền, có bề mặt bằng phẳng để trải thuyền hơi ra. Dùng bơm điện ( hoặc bơm tay) để bơm phồng các khoang phao cạnh.
Sau khi đã bơm phồng khoảng 60% khí vào bên trong khoang thuyền, bước tiếp theo là lắp trải sàn, lắp phần mũi sàn, đuôi sàn, lắp các thanh liên kết phía cạnh xuồng như trong hướng dẫn sử dụng đi kèm.
Sau khi đã lắp ghép các bộ phận thuyền phao, tiếp tục bơm căng khí vào phần đáy thuyền và bơm đầy khí vào phần thân thuyền để thuyền phao đạt tới độ căng nhất có thể.
Thuyền đã được bơm căng, các bạn nên kiểm tra một lượt thật kỹ để đảm bảo các phao, van và thân thuyền không bị bị hỏng hóc, dò hơi. Lưu ý, bộ phận tay chèo, thanh ngồi trên thuyền phao là bộ phận tách rời, có thể lắp vào thuyền nếu muốn.
Lúc này thuyền đã căng, và đảm bảo có thể hạ thủy.
Lắp đặt động cơ gắn ngoài (với những loại thuyền hơi chạy bằng động cơ)
Tùy vào mục đích sử dụng, có những loại thuyền hơi có tay chèo và thuyền hơi gắn động cơ. Với những chiếc thuyền phao chạy bằng động cơ, sẽ phải lắp thêm động cơ gắn ngoài.
Bạn có thể gắp máy trên bờ, hoặc gắn dưới nước tùy theo điều kiện và địa hình.
Cần ben máy và chốt ben máy trước khi các bạn lắp máy lên vách thuyền. Để dễ dàng hơn trong việc đặt khe gá máy vào vách thuyền .
Vị trí đặt động cơ là ở chính giữa thuyền theo chiều ngang. Sau khi lắp máy vào vách thuyền 1 cách chắc chắn , di chuyển thuyền xuống nước và bắt đầu cuộc hành trình.
2, Kỹ thuật vận hành thuyền hơi
Để vận hành thuyền hơi an toàn, những người lái thuyền cần nắm vững những kiến thức cơ bản khi chèo thuyền và sử dụng động cơ.
Vị trí người ngồi lái: Người lái thuyền thường ngồi trên thanh ngồi sau, bên phía phải, cầm cần lái bằng tay trái. Những người còn lại ngồi ở phí trí phân đều trên thuyền.
Lưu ý: số người ngồi trên thuyền cần đảm bảo đúng tải trọng cho phép tùy theo kích thước của thuyền. Cần trang bị đầy đủ áo phao, phao bơi cho những người ngồi trên thuyền, và tự bảo quản đồ đạc, thiết bị cá nhân cẩn thận. Trong quá trình ngồi trên thuyền tuyệt đối tránh trường hợp tự ý di chuyển, thay đổi vị trí ngồi, tự động nhảy xuống nước làm mất cân bằng đột ngột cho cả thuyền. Đặc biệt không hút thuốc và sử dụng chất kích thích mạnh khi lái thuyền.
Với động cơ thuyền là loại động cơ thuyền bơm hơi có 5 tốc độ tiến, 3 tốc độ lùi, tay cầm có thể điều chỉnh với 4 khẩu độ khác nhau từ “move” đến nhanh.
Trước khi vận hành: người lái nhấn nhẹ nút đổ dầu để đổ dầu đầy vào bình chứa nhiên liệu, mở van xăng để khởi động động cơ, sau đó đóng van xăng để khởi động động cơ khoảng 2-3 phút trước khi cho máy chạy.
Quá trình vận hành: Tốc độ của tàu tùy thuộc vào điều chỉnh của người lái, bạn có thể điều chỉnh mức thấp để du ngoạn ngắm cảnh, mức cao khi cần di chuyển, vận chuyển hoặc thử cảm giác mạnh. Chuyển hướng đi của thuyền bằng cần lái, tăng ga theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ.
Người lái thuyền trong quá trình lái cần thường xuyên quan sát để tránh va chạm với các chướng ngại vật. Nên tránh các khu vực nuôi trồng hải sản ( nếu không có việc cần) và khu vực có phao quây riêng dành cho hoạt động bơi lội hoặc các bãi tắm dân sinh.
Tùy loại thuyền và tải trọng của thuyền. tùy tốc độ dòng chảy( sóng yên, ngược gió, hoặc xuôi gió) tốc độ chạy hết ga của máy là 8hp - 25hp( 20km/h -45km/h)
Kỹ thuật cập bến: nên cập bến ngược chiều dòng chảy với 1 góc khoảng 20 -30 độ so với bờ. Trước khi cập bến cần xem xét tốc độ dòng chảy và tải trọng trên thuyền để căn chỉnh số về Move sớm hoặc về số lùi để tránh việc va mạnh vào bờ. (Cần tránh các điểm có nhiều cọc nhọn, bãi đá, đinh vít sắt vì sẽ có thể làm thủng phao thuyền).
Trong trường hợp không may có người rơi xuống, nguyên tắc chạy thuyền khi cứu hộ khi xuôi dòng quay thuyền theo hình số 8 và khi ngược dòng thì quay theo hình tròn.
Khi cần tắt máy: người lái sẽ đưa động cơ về tốc độ thấp nhất trong khoảng 30 giây - 1 phút sau đó tắt hẳn máy để máy có thời gian nghỉ. Khuyến cáo: không tắt máy theo cách đóng van xăng vì dễ dẫn đến tình trạng ủ nhiệt gây hư hại máy.
Lưu ý:
Đặc biệt cần đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Khởi động động cơ bằng cách giật dây 1-2 lần 1 cách nhanh chóng. Nếu giật nhiều lần chưa được thì chỉnh lại ga rồi từ từ khởi động lại.
Với những động cơ lâu ngày chưa sử dụng, đang bị nguội, cần có thời gian khởi động 2-3 phút trước khi chạy để giúp tăng độ bền cho động cơ. Kiểm tra lại một lượt để chắc chắn động cơ hoạt động tốt trước khi cho thuyền chạy.
Trên đây là một số kỹ thuật vận hành thuyền phao an toàn. Việc tuân thủ các kỹ thuật trên không chỉ dành cho những người chuyên chở chuyên nghiệp, mà bất cứ cá nhân nào muốn thử sức với thuyền phao cần nghiêm ngặt thực hiện để đảm bảo an toàn cho người trên xuồng mà còn hạn chế những sự cố đáng tiếc xảy ra. Đồng thời đây cũng là cách bảo vệ động cơ giữ tuổi thọ động cơ và tuổi thọ thuyền phao bền lâu hơn.
Các bạn có bất cứ thắc mắc nào về cách sử dụng, vận hành thuyền hơi cũng như tìm hiểu thêm các loại thuyền hơi, thuyền hơi Tadpole, thuyền câu, thuyền Kayak, thuyền hơi du lịch,...có thể liên hệ số Hotline: 0902232383 của Mắt Biển Việt. Chúng tôi sẽ tư vấn thông tin đầy đủ, chính xác tới quý khách hàng.